Thị trường mục tiêu là gì?

Thị trường mục tiêu có thể nói là nhóm khách hàng có những sở thích, thói quen, nhu cầu sử dụng sản phẩm gần với các sản phẩm, dịch vụ mà một doanh nghiệp đang cung cấp.

Ví dụ, bạn kinh doanh các sản phẩm dành cho Mẹ và Bé (như sản phẩm sữa, tả lót, quần áo trẻ em…) thì thị trường mục tiêu của bạn có thể là các gia đình trẻ, các bà nội trợ hoặc single-mom có điều kiện. Tùy theo phân khúc và khả năng chi trả cho các khoản tiêu dùng mà bạn có thể tiếp tục phân chia nhóm thị trường này ra thành các tập khách hàng mục tiêu nhỏ lẻ và lên các chiến lược kinh doanh phù hợp.

Nhu cầu của con người là vô hạn, thị trường người tiêu dùng lại vô cùng rộng lớn và phân tán, bên cạnh đó nguồn lực của doanh nghiệp chỉ có hạn. Do đó, các doanh nghiệp muốn duy trì hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì phải tìm cho mình những đoạn thị trường mà ở đó doanh nghiệp có khả năng đáp ứng nhu cầu và ước muốn của khách hàng hơn hẳn đối thủ cạnh tranh của mình.

Và việc lựa chọn thị trường mục tiêu khi kinh doanh sao cho hiệu quả chính là nhiệm vụ quan trọng của không chỉ riêng bộ phận Marketing mà là của các toàn thể các phòng ban trong doanh nghiệp đó.

Các nguyên tắc lựa chọn thị trường mục tiêu khi kinh doanh

Nói về nguyên tắc lựa chọn thị trường mục tiêu khi kinh doanh, bạn có thể ghi nhớ 5 nguyên tắc cơ bản như sau.

Phương án 1: Tập trung vào một đoạn thị trường thuận lợi nhất để kinh doanh một loại sản phẩm thuận lợi nhất

Đây là nguyên tắc phù hợp với các doanh nghiệp startup hay doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa có kinh nghiệm và vốn liếng, nhân lực, uy tín… và chưa thực sự tạo được tiếng vang trong ấn tượng của người tiêu dùng.

Ví dụ 1: Công ty Vietel khi mới bước vào thị trường dịch vụ viễn thông Việt Nam đã chọn dịch vụ VoIP 178 trên đoạn thị trường giữa Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Đoạn thị trường này có nhu cầu cao. Dịch vụ VoIP là dịch vụ có giá cước thấp dễ thu hút khách hàng.

Ví dụ 2: Một cửa hàng ăn mới ra đời tập trung bán cơm bình dân cho học sinh, sinh viên ở khu vực tập trung nhiều trường học, cơ sở đào tạo…

Phương án 2: Chuyên môn hoá theo khả năng.

Trong phương án này, các công ty sẽ chọn ra một số đoạn thị trường phù hợp với khả năng cuả công ty mình để kinh doanh.

Ví dụ: Công ty cung cấp dịch vụ Internet bán lẻ và điện thoại chọn cách bán lẻ cho Sinh viên trong Ký túc xá

Phương án 3: Chuyên môn hoá theo thị trường.

Cụ thể, công ty của bạn có thể lựa chọn một thị trường nào đó và cung cấp các sản phẩm của mình. Nói cách khác, công ty cung cấp đa dạng sản phẩm cho một thị trường được lựa chọn phù hợp.

Ví dụ: Các doanh nghiệp hoặc động trong lĩnh vực Bưu Chính Viễn Thông có thể lựa chọn thị trường là thành phố Hồ Chí Minh để cung cấp tất cả các loại dịch vụ bưu chính viễn thông.

Phương án 4: Chuyên môn hoá theo sản phẩm.

Với hình thức này, công ty chọn một sản phẩm thuận lợi, PHỔ BIẾN và cung cấp cho tất cả các đoạn thị trường. Đặc biệt, sản phẩm này phải có khả năng đáp ứng nhu cầu của hầu hết các đối tượng người tiêu dùng.

Ví dụ: Net Nam cung cấp dịch vụ Internet cho tất cả các đối tượng khách hàng.

Phương án 5: Bao phủ toàn bộ thị trường với tất cả các loại sản phẩm khác nhau.

Ví dụ: Tổng Công ty BCVT hiện nay cung cấp tất cả các dịch vụ BCVT cho tất cả các khách hàng.

Như trong hình bên, bạn có thể thấy, M1, M 2, M3 là các nhóm khách hàng khác nhau. P1, P2, P3 là các sản phẩm khác nhau. Và 1 đến 5 tương ứng với 5 quy tắc lựa chọn thị trường mục tiêu mà chúng tôi đã đề cập ở trên.

Ngoài ra, trước khi thực hiện 1 trong 5 phương án lựa chọn thị trường mục tiêu khi kinh doanh này, bạn cũng có thể áp dụng một số quy tắc thống kê, phân tích để chọn xem phương án nào là phù hợp với sản phẩm mà doanh nghiệp mình đang kinh doanh nhất.

Lời khuyên của TINOMAIL dành cho bạn như sau:

  • Hai bước cơ bản chọn thị trường mục tiêu:
    · Đánh giá sức hấp dẫn của mỗi đoạn thị trường
    · Lựa chọn số lượng đoạn thị trường mà doanh nghiệp của bạn muốn chọn làm thị trường mục tiêu.
  • Đánh giá sức hấp dẫn của mỗi đoạn thị trường mục tiêu:
    · Sức hấp dẫn của một đoạn thị trường được đo bằng những cơ hội và rủi ro trong kinh doanh. Năng lực cạnh tranh và khả năng thực hiện mục tiêu chiến lược của DN trên đoạn thị trường đó.
    · Khi đánh giá các đoạn thị trường người ta dựa vào 3 tiêu chuẩn cơ bản: Quy mô và sự tăng trưởng – Sức hấp dẫn của cơ cấu thị trường – Mục tiêu và khả năng của DN.

TINOMAIL – HỆ THỐNG EMAIL CHO DOANH NGHIỆP

Hotline: 0912 222 222  – Email: hi@tinomail.com 

Website: http://tinomail.com

Các bài viết tham khảo: